"Bí kíp" chọn mua sách tham khảo và dụng cụ học tập?
Năm học mới đã sắp bắt đầu rồi, các bạn học sinh chắc hẳn là đang chuẩn bị tìm mua các loại dụng cụ học tập và sách tham khảo.
Vậy, các bạn đã biết "bí kíp" để lựa chọn những sản phẩm phục vụ cho việc học tập tốt nhất chưa? Hãy cùng lắng nghe ý kiến của các bạn và phụ huynh nhé.
Em Nguyễn Hà Anh (Lớp 7E, Trường THCS Ngô Quyền):
- Những năm trước, khi lựa chọn sách tham khảo em thường tìm những cuốn “bài giải” vì nếu gặp bài tập về nhà khó, em lại mở sách giải ra để tham khảo đáp án. Cách học này giúp em làm bài tập về nhà rất nhanh và chính xác. Nhưng, sau đó em nhận ra là “bài giải” khiến em ỷ lại, phụ thuộc vào việc chép lại đáp án trong sách. Mỗi khi gặp đề bài khó, chưa suy nghĩ gì em đã lôi sách ra chép.
Vì vậy, khi được thầy cô gọi lên bảng giải bài tập, em không biết giải thế nào. Năm nay, em không chọn mua loại sách tham khảo này nữa. Khi cần tìm các loại sách bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, em hỏi thầy cô giáo xem những cuốn sách nào phù hợp và chọn mua của những nhà xuất bản uy tín. Còn về dụng cụ học tập thì em chỉ mua những loại thực sự cần thiết như bút, thước kẻ, ê ke, compa, vở của các hãng có tên tuổi...
Em Ngô Văn Quang (Lớp 6H, Trường THCS Ái Mộ):
- Em rất thích đến các siêu thị hay trung tâm thương mại để chọn mua dụng cụ học tập hiện đại như bút chì dạng “khủng” - to gấp vài lần cây bút chì bình thường, lại có in hình thù rất đẹp; bút bi có mực màu lạ như xanh nõn chuối, hồng; loại vở “xịn” của nước ngoài có tác dụng chống lóa mắt, giấy in trắng tinh lại có mùi rất thơm nữa... Sau đó là chọn cục chặn giấy hình thù ngộ nghĩnh, hộp đựng bút, ba lô, túi xách. Đầu năm học mới, em sẽ mang thật nhiều dụng cụ học tập đến lớp để khoe với các bạn.
Cô Nguyễn Thanh Hà (phụ huynh học sinh, 145 Ngọc Lâm, Hà Nội):
- Hiện nay, ngoài những sản phẩm truyền thống như bút, thước kẻ, cặp sách, ba lô…, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm đồ dùng học tập kết hợp tính năng mới để bảo vệ sức khỏe học sinh như bàn học, đèn chống cận thị, vở chống lóa - mỏi mắt… Khi chọn mua dụng cụ học tập hay sách tham khảo cho con, tôi chỉ chọn các sản phẩm có xuất xứ trong nước, của các nhà xuất bản, nhãn hàng Việt Nam có uy tín.
Mức giá các sản phẩm của Việt Nam không quá đắt như hàng ngoại nhập. Phụ huynh không nên chiều theo sở thích của con, mua những sản phẩm đắt tiền hoặc không thực sự cần thiết để tránh lãng phí. Nhiều loại sản phẩm dụng cụ học tập của Trung Quốc có hình thù kỳ lạ, màu sắc bắt mắt khiến trẻ rất thích thú nhưng kích cỡ không phù hợp, ảnh hưởng đến nét chữ của trẻ, vở có bìa đẹp nhưng chất liệu giấy tối màu, gây hại cho mắt.
Thanh Phong thực hiện (Nguồn hanoimoi)
Vậy, các bạn đã biết "bí kíp" để lựa chọn những sản phẩm phục vụ cho việc học tập tốt nhất chưa? Hãy cùng lắng nghe ý kiến của các bạn và phụ huynh nhé.
"Bí kíp" chọn mua sách tham khảo và dụng cụ học tập? |
- Những năm trước, khi lựa chọn sách tham khảo em thường tìm những cuốn “bài giải” vì nếu gặp bài tập về nhà khó, em lại mở sách giải ra để tham khảo đáp án. Cách học này giúp em làm bài tập về nhà rất nhanh và chính xác. Nhưng, sau đó em nhận ra là “bài giải” khiến em ỷ lại, phụ thuộc vào việc chép lại đáp án trong sách. Mỗi khi gặp đề bài khó, chưa suy nghĩ gì em đã lôi sách ra chép.
Vì vậy, khi được thầy cô gọi lên bảng giải bài tập, em không biết giải thế nào. Năm nay, em không chọn mua loại sách tham khảo này nữa. Khi cần tìm các loại sách bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, em hỏi thầy cô giáo xem những cuốn sách nào phù hợp và chọn mua của những nhà xuất bản uy tín. Còn về dụng cụ học tập thì em chỉ mua những loại thực sự cần thiết như bút, thước kẻ, ê ke, compa, vở của các hãng có tên tuổi...
Em Ngô Văn Quang (Lớp 6H, Trường THCS Ái Mộ):
- Em rất thích đến các siêu thị hay trung tâm thương mại để chọn mua dụng cụ học tập hiện đại như bút chì dạng “khủng” - to gấp vài lần cây bút chì bình thường, lại có in hình thù rất đẹp; bút bi có mực màu lạ như xanh nõn chuối, hồng; loại vở “xịn” của nước ngoài có tác dụng chống lóa mắt, giấy in trắng tinh lại có mùi rất thơm nữa... Sau đó là chọn cục chặn giấy hình thù ngộ nghĩnh, hộp đựng bút, ba lô, túi xách. Đầu năm học mới, em sẽ mang thật nhiều dụng cụ học tập đến lớp để khoe với các bạn.
Cô Nguyễn Thanh Hà (phụ huynh học sinh, 145 Ngọc Lâm, Hà Nội):
- Hiện nay, ngoài những sản phẩm truyền thống như bút, thước kẻ, cặp sách, ba lô…, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm đồ dùng học tập kết hợp tính năng mới để bảo vệ sức khỏe học sinh như bàn học, đèn chống cận thị, vở chống lóa - mỏi mắt… Khi chọn mua dụng cụ học tập hay sách tham khảo cho con, tôi chỉ chọn các sản phẩm có xuất xứ trong nước, của các nhà xuất bản, nhãn hàng Việt Nam có uy tín.
Mức giá các sản phẩm của Việt Nam không quá đắt như hàng ngoại nhập. Phụ huynh không nên chiều theo sở thích của con, mua những sản phẩm đắt tiền hoặc không thực sự cần thiết để tránh lãng phí. Nhiều loại sản phẩm dụng cụ học tập của Trung Quốc có hình thù kỳ lạ, màu sắc bắt mắt khiến trẻ rất thích thú nhưng kích cỡ không phù hợp, ảnh hưởng đến nét chữ của trẻ, vở có bìa đẹp nhưng chất liệu giấy tối màu, gây hại cho mắt.
Thanh Phong thực hiện (Nguồn hanoimoi)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét